Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Vấn đề xử lý nguồn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt ngày càng đóng vai trò trong việc bảo vệ môi trường chung. Để giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, GreenWorld sẽ chia sẻ yếu tố quan trọng và quy trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đúng chuẩn, tiện lợi và tiết kiệm, phù hợp với từng loại hình dân cư!
Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Để đảm bảo hiệu suất hoạt động và hiệu quả xử lý tốt, có nhiều yếu tố mà các hộ gia đình, chung cư, khu dân cư cần quan tâm đến khi có nhu cầu thiết kế hệ thống cho nước thải.
Quy mô và lượng nước thải
Đây là yếu tố cơ bản đầu tiên cần xem xét trước khi lắp đặt bất cứ hệ thống xử lý nước nào dành cho nước thải. Tùy thuộc vào lượng nước thải phát sinh từ các nguồn sinh hoạt mà mỗi gia đình, khu dân cư, khu chung cư có thể áp dụng hệ thống khác nhau. Khu vực xả thải cần xác định được mức lưu lượng cao nhất và lưu lượng trung bình trong ngày hoặc trong tuần để xác định việc thiết kế các bể lắng, bể aerotank trong hệ thống.
Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải
Các thành phần có trong nước thải cũng sẽ quyết định mức độ sử dụng hóa chất trong quy trình lắp đặt hệ thống cho nước thải từ các nguồn sinh hoạt.
Đối với những nguồn nước thải chứa nhiều chất béo, kim loại nặng, dầu mỡ, chất tẩy rửa..sẽ cần phương pháp chuyên nghiệp hơn để loại bỏ tối đa các chất ô nhiễm. Ví dụ, khu vực nước thải có nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100mg sẽ cần lắp đặt thêm thiết bị tách, thu gom dầu mỡ.
Cần xác định mức độ ô nhiễm trước khi thiết kế hệ thống
Vị trí lắp đặt
Vị trí lắp đặt cũng là một yếu tố quan trọng để thiết kế hệ thống. Đối với những địa hình bằng phẳng sẽ dễ dàng để lắp đặt hơn so với địa hình dốc. Đặc biệt, tuy là hệ thống dành cho nước thải nhưng cần được đặt xa khu vực nước uống, nơi vệ sinh để tránh gây ô nhiễm đến nguồn nước chung.
Yêu cầu pháp lý
Việc xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay cũng cần tuân theo những quy định của luật Bảo vệ môi trường, quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
Nếu vi phạm quy định, người gây ô nhiễm có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm. Mức phạt tiền dao động từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nặng hơn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù 1 - 5 năm. Vì vậy, nguồn nước thải sinh hoạt được cần được kiểm soát chặt chẽ, tránh khỏi tình trạng gây ô nhiễm đến môi trường chung.
Cấu trúc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bể chứa
Bể chứa, cũng có thể gọi là bể thu gom, là bộ phận đầu tiên của hệ thống xử lý nước thải với mục đích thu gom toàn bộ nguồn nước thải để tập trung xử lý. Bể chứa thực hiện những nhiệm vụ đầu tiên như cân bằng lưu lượng nước thải đầu vào, thu gom chất rắn thô,...
Bể chứa chính là nền tảng để chuyển nước thải đến các bước làm sạch tiếp theo.
Bể lắng
Bể lắng cũng là bộ phận quan trọng, có kích thước lớn, bắt buộc phải có mặt trong các hệ thống nước thải. Bể lắng có nhiệm vụ lắng cặn, bông cặn lắng, bùn có trong nước thải.
Có những hệ thống sử dụng 2 bể lắng để lọc sạch cặn, bùn trước khi nước thải được tiệt trùng. Bể lắng thường lưu giữ nước trong 5 giờ để tách nước thải khỏi các chất cặn và đi đến bể tiếp theo.
Bể chứa bùn
Bể chứa bùn giúp lưu giữ lượng bùn sau quá trình lắng nước thải. Mọi lượng bùn trong quy trình xử lý nước thải sẽ được chuyển về bể này và bùn được xử lý riêng, thường là ép bùn, làm khô bùn để tiết kiệm thời gian vận chuyển ra ngoài.
Bể khử trùng
Bể khử trùng được xem là giai đoạn cuối của hệ thống nước thải. Nước thải sau khi trải qua nhiều công đoạn sẽ được chuyển đến đây để tiêu diệt lượng vi khuẩn còn lại. Lượng nước sau cùng sẽ đạt chuẩn có thể xả ra môi trường bên ngoài.
Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ nước thải, một số hệ thống có lắp đặt thêm bể điều hòa, bể hiếu khí và kỵ khí để hoàn thiện mọi quy trình xử lý nước thải.
Nước thải sinh hoạt cần được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường
Quy trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Tại GreenWorld, các chuyên viên luôn thực hiện một quy trình hoàn chỉnh trước khi đưa ra một hệ thống xử lý mọi nguồn nước thải sinh hoạt.
-
Trước tiên là thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu về lượng nước thải, lưu lượng, nồng độ, thành phần, điều kiện địa hình.
Ở bước này, các nhân viên tiến hành phân tích mẫu nước thải để xác định chính xác nồng độ COD, BOD, pH, các thành phần kim loại có trong nước. Việc phân tích này được đo lường kỹ càng để bước đầu xác định tình trạng nước thải có mức độ ô nhiễm nặng hay nhẹ.
-
Thứ hai, nhân viên xác định mục tiêu xử lý nước thải cùng chủ đầu tư. Mỗi khu vực dân cư sinh sống sẽ có một mục tiêu khác nhau đối với nước thải sau xử lý.
Có thể họ sẽ dùng để tưới tiêu tái sử dụng, hoặc xả thải ra môi trường. Tùy vào nhu cầu, phía thiết kế sẽ tiến hành xử lý sơ cấp hay thứ cấp. Tuy nhiên dù áp dụng cho mục tiêu nào thì nước thải sau xử lý cũng đạt chuẩn quy định.
-
Thứ ba, lựa chọn công nghệ xử lý sinh học, hóa học hay kết hợp, đề xuất chi phí. Sau khi xác định được các bước trên, phía thiết kế sẽ tư vấn và đưa ra công nghệ giải pháp phù hợp nhất để đề xuất với chủ đầu tư về mức chi phí trước khi tiến hành phân tích bản thảo.
GreenWorld cam kết sẽ đề xuất công nghệ tiết kiệm năng lượng lẫn chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao sau xử lý để mọi khách hàng yên tâm lựa chọn dịch vụ. Chỉ khi chủ đầu tư đồng ý với phương án thảo luận, đội ngũ mới tiếp tục các bước tiếp theo.
-
Thứ tư, nhân viên đưa ra thiết kế bản vẽ cho sơ đồ công trình và tiến hành lắp đặt nhanh chóng nhất có thể, không kéo dài thời gian. Sau quá trình tính toán chi tiết, cụ thể trên bản vẽ, phía đơn vị thiết kế sẽ bắt đầu thi công từng bước, đảm bảo chất lượng từ những khâu đầu tiên.
Đừng lo lắng vì sau khi lắp đặt hệ thống, nhân viên sẽ kiểm tra nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành. Điều này đảm bảo sự chỉn chu trong toàn bộ quy trình, thể hiện tinh thần trách nhiệm và giúp chủ đầu tư yên tâm khi lựa chọn dịch vụ thi công.
Hệ thống nước thải được thực hiện chi tiết từng bước
Chi phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Nói đến chi phí thiết kế hệ thống cho nước thải sinh hoạt, chắc hẳn nhiều chủ đầu tư khá phân vân và e ngại về vấn đề chi phí. Tuy nhiên mức chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ô nhiễm của nước thải, quy mô và điều kiện lắp đặt. Dựa vào tình trạng nước thải, đơn vị thi công sẽ thông báo cho khách hàng về chi phí nhân công, chi phí năng lượng, chi phí hóa chất và chi phí bảo trì để tham khảo.
Nước thải sinh hoạt thường sẽ có nồng độ các chất ô nhiễm ít hơn so với nước thải công nghiệp. Vì thế, quá trình lắp đặt và xử lý cũng sẽ nhanh chóng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Tại GreenWorld, chúng tôi cam kết đưa ra chi phí tiết kiệm tối ưu cho quý khách hàng để mọi người có thể sử dụng công nghệ tiên tiến nhưng vẫn có thể kiểm soát được mức tiền hợp lý. Để nhận thông tin báo giá, ngay bây giờ bạn có thể liên hệ ngay đến:
-
SĐT: 0917434338
-
Email: gw54@greenworld.vn
-
Địa chỉ: 42/36D Ung Văn Khiêm, Phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy, việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần được nghiên cứu về quy trình, cách vận hành chỉn chu trước khi lắp đặt. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cấu trúc và quy trình hệ thống để ứng dụng cho nguồn nước thải tại nhà. GreenWorld hy vọng sẽ có cơ hội đồng hàng cùng quý khách hàng trong tương lai gần. Hẹn gặp lại bạn đọc ở những nội tiếp theo về môi trường nhé!
Tác giả: Thanh
Tin xem nhiều
Giải pháp xử lý nước thải mực in hiệu quả
Xử lý nước thải thuộc da: giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
Vi sinh xử lý nước thải: nguyên lý, các loại thường dùng
Giải pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả cho doanh nghiệp
Giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả - Greenworld
Xử lý nước thải cao su: quy trình và giải pháp hiệu quả
Những tin mới hơn Bài viết liên quan
Những tin cũ hơn Green World
Liên hệ
Liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình