Xử lý nước thải chăn nuôi - Giải pháp bền vững
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, việc xử lý nước thải chăn nuôi trở thành một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều tạp chất gây ô nhiễm môi trường, do đó cần có một hệ thống xử lý hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình xử lý và các công nghệ xử lý tiên tiến hiện nay bạn nhé!
Tổng quan về đặc điểm nước thải trong chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi xuất phát từ 2 nguồn chính bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng.
-
Chất thải rắn: Bao gồm phân gà, phân heo và các thành phần khác từ vật liệu sử dụng trong chuồng hay hỗn hợp thức ăn.
-
Chất thải lỏng: Nước tiểu, nước thải vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm chứa các chất hóa học, chất kháng sinh từ quá trình chăm sóc và điều trị cho heo.
Thành phần của nước thải từ chuồng trại bao gồm:
-
Các chất hữu cơ như protein, acid amin, chất béo, cellulose, thức ăn thừa và phân, chiếm khoảng 70-80%, các chất vô cơ như muối, ure, ammonium, cát và đất chiếm 20-30%.
-
Hàm lượng nitơ (N) và photpho (P) cao do heo có khả năng hấp thụ kém. Khi tiêu thụ thức ăn giàu N và P, chúng sẽ bài tiết ra ngoài qua nước tiểu và phân. Nồng độ N trong chất thải có thể đạt từ 571-1026 mg/lít, còn P từ 39-94 mg/lít.
-
Vi sinh vật gây bệnh: Chất thải chứa nhiều vi trùng, virus, ấu trùng giun sán và mầm bệnh.
Nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi heo nếu không được xử lý trong một thời gian dài sẽ bốc mùi hôi thối, chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, nước thải chuồng heo cũng là nguồn cơn của nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, nhiễm khuẩn E.coli, lở mồm long móng,...ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nước thải chăn nuôi heo chứa nhiều tạp chất khó xử lý
Thách thức trong xử lý nước thải chăn nuôi heo
Xử lý nước thải trong chăn nuôi, đặc biệt là nước thải chăn nuôi heo hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như:
-
Mùi hôi trong nước thải: Nước thải từ chuồng trại gia súc, gia cầm chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, khi thải ra phát sinh khí amoniac và các khí độc hại khác tạo nên mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
-
Các chất gây ô nhiễm như BOD, COD, TSS và Nitrat có trong nước thải khó xử lý triệt để, nếu thải ra môi trường mà không xử lý hết sẽ làm vượt ngưỡng tiêu chuẩn xả thải khiến người chăn nuôi bị phạt.
-
Nước thải chứa nhiều chất thải khó phân hủy: Hàm lượng các chất hữu cơ cao, chất rắn lơ lửng cùng vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải đòi hỏi công nghệ xử lý phức tạp, chi phí cao.
-
Thiếu công nghệ xử lý phù hợp: Hiện nay, đa số các trang trại chăn nuôi phần lớn là hộ gia đình, mang tính nhỏ lẻ nên không đủ điều kiện đầu tư một hệ thống xử lý tiên tiến, thường xử lý sơ bộ hoặc thậm chí xả thải trực tiếp ra môi trường.
Chi tiết quy trình xử lý nước thải chăn nuôi
Vì nước thải trong chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ và chất gây ô nhiễm, việc xử lý nước thải trang trại heo khá phức tạp. Quy trình xử lý trải qua các giai đoạn sau:
1. Hố thu gom: Nước thải từ các chuồng trại được đưa vào hố thu gom, các rác thô được lược bỏ tại song chắn rác.
2. Bể Biogas: Nước thải tiếp tục vào bể Biogas, vi sinh vật kỵ khí tại đây sẽ phân hủy chất hữu cơ trong môi trường không có oxy làm giảm độ ô nhiễm trong nước thải.
3. Bể lắng sơ bộ: Tại đây, các hạt và chất ô nhiễm lớn từ bể Biogas được lắng xuống.
4. Bể điều hòa: Bể này giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, đồng thời trung hòa pH trước khi nước thải được bơm lên các công trình xử lý tiếp theo.
5. Bể keo tụ: Hóa chất keo tụ (PAC) được thêm vào và kết hợp với khuấy trộn để tăng cường phản ứng.
6. Bể tạo bông: Nước thải chảy vào bể cùng với hóa chất trợ keo tụ (Polime), hình thành các bông cặn lớn hơn để dễ lắng xuống.
7. Bể lắng hóa lý: Tại đây, các bông bùn được lắng và thu gom, phần nước trong tiếp tục được dẫn vào bể xử lý sinh học.
8. Bể xử lý thiếu khí (anoxic): Vi sinh vật thiếu khí khử nitơ trong nước thải.
9. Bể xử lý sinh học hiếu khí: Các vi sinh vật hiếu khí xử lý phần lớn các chất hữu cơ gây ô nhiễm.
10. Bể lắng sinh học: Các bông bùn từ quá trình xử lý sinh học sẽ lắng xuống. Bùn lắng sẽ được gom và một phần được tuần hoàn về hai bể thiếu khí và hiếu khí.
11. Bể khử trùng: Nước thải được khử trùng bằng hóa chất Chlorine để đảm bảo an toàn cho nguồn tiếp nhận.
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo
Công nghệ xử lý kỵ khí biogas
Hầm biogas có chức năng xử lý một lượng chất hữu cơ lớn, khống chế mùi hôi và sinh ra nhiều khí thải có thể được tận dụng để làm khí đốt. Ba loại hình biogas phổ biến là hầm có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và hầm biogas bằng nhựa polyethylen.
Công nghệ xử lý này phù hợp với các chuồng trại chăn nuôi quy mô lớn, có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh có trong nước thải và giảm hàm lượng khí độc phát sinh. Ngoài ra, hầm biogas còn giúp tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đun nấu, được sử dụng phổ biến cho các hộ gia đình nhỏ lẻ chưa có điều kiện đầu tư.
Công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính hiếu khí - thiếu khí kết hợp
Công nghệ này sử dụng bùn hoạt tính hiếu khí được bổ sung vào các ngăn thiếu khí xen kẽ với các ngăn hiếu khí, giúp loại bỏ đồng thời các chất hữu cơ và nitơ hiệu quả. Ngăn hiếu khí sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa, còn quá trình khử nitrat hóa được thực hiện ở ngăn thiếu khí.
Công nghệ lọc sinh học
Nước thải chăn nuôi heo được dẫn từ hầm biogas về bể thu gom cùng bể phân hủy thiếu khí và lưu lại trong 4 tiếng. Sau đó, nước thải được dẫn đến bể lọc sinh học. Tại đây, nước thải sẽ được lọc và tuần hoàn 30% về bể lắng, phần còn lại sẽ được dẫn qua ao thủy sinh và lưu nước lại trong khoảng 10 ngày.
Công nghệ lọc sinh học có tính ứng dụng cao vì có chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành. Đây là công nghệ xử lý mang lại hiệu quả tích cực, không tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu.
Công nghệ hóa lý
Công nghệ xử lý hóa lý giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước thải qua quá trình keo tụ - tạo bông kết hợp với bể lắng. Sau khi các chất ô nhiễm được keo tụ, chúng sẽ được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực hoặc tuyển nổi. Công nghệ này phù hợp xử lý nguồn nước thải có độ ô nhiễm cao, khi kết hợp với các công nghệ xử lý sinh học khác có thể xử lý được hầu hết các nguồn nước thải.
Ưu điểm của công nghệ này là có hiệu quả xử lý cao, phù hợp với các cơ sở có quy mô lớn, khả năng xử lý linh hoạt và thời gian xử lý nhanh chóng.
Hệ thống xử lý trao đổi ion
Hệ thống xử lý trao đổi ion là hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo độc quyền từ Greenworld, sử dụng công nghệ xử lý giúp làm mềm, khử độ cứng, khử ion kim loại, nitrat,... có trong nước thải đầu vào.
Greenworld là công ty xử lý nước thải với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp và dịch vụ xử lý nước thải cho nhiều đơn vị. Thông qua việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và sự kết hợp giữa đội ngũ nhân viên và chuyên gia từ Châu Âu, Greenworld cam kết cung cấp giải pháp xử lý tiên tiến và phù hợp nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
Kết luận
Như vậy, việc xử lý nước thải chăn nuôi không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là trách nhiệm đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Hy vọng bài viết vừa rồi Greenworld đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến quy trình và hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác uy tín trong lĩnh vực này, hãy để Greenworld đồng hành cùng bạn. Liên hệ ngay với Greenworld qua 0917434338 để khám phá những giải pháp bền vững cho doanh nghiệp bạn nhé!
Tác giả: Thanh
Tin xem nhiều
Giải pháp xử lý nước thải mực in hiệu quả
Xử lý nước thải thuộc da: giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
Vi sinh xử lý nước thải: nguyên lý, các loại thường dùng
Giải pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả cho doanh nghiệp
Giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả - Greenworld
Xử lý nước thải cao su: quy trình và giải pháp hiệu quả
Những tin mới hơn Bài viết liên quan
Những tin cũ hơn Green World
Liên hệ
Liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình