Giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả - Greenworld
Tại các cơ sở, nhà máy chế biến tinh bột sắn, nước thải thường chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ và kim loại nặng, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước và sức khỏe con người. Nếu không được xử lý đúng cách, việc xả thải sẽ gây ra những hậu quả nặng nề không thể lường trước được. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc và lượng nước thải sản xuất tinh bột sắn, các quy định về tiêu chuẩn xả thải, các công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn, và hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn. Cùng theo dõi ngay để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nhé!
Nước thải sản xuất tinh bột sắn
Nguồn gốc và lượng nước thải sản xuất tinh bột sắn
Nước thải chế biến sắn phát sinh từ nhiều giai đoạn trong quy trình sản xuất hàng ngày, bao gồm:
+ Rửa củ sắn: các củ sắn sau khi đưa vào nhà máy từ các cánh đồng sẽ được rửa sạch để loại bỏ đất cát và các tạp chất không liên quan trong quá trình thu hoạch. Nước thải lúc này có màu nâu đục do nhiều bùn đất và hàm lượng chất rắn lửng lơ cao vượt trội.
+ Nghiền và tách tinh bột: nước thải từ quá trình nghiền nát củ sắn và tách tinh bột bằng máy ly tâm có màu trắng sữa. Lúc này, nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao (COD, BOD). Độ pH của nước thải lúc này ở khoảng 6-7
+ Rửa tinh bột: Nước thải rửa tinh bột sau khi loại bỏ các tạp chất vẫn còn hàm lượng chất hữu cơ cao.
+ Khử nước và sấy khô tinh bột: Nước thải sau khi qua quá trình khử và sấy tinh bột ít tinh bột hòa tan hơn, hàm lượng chất hữu cơ lúc này cũng ít hơn.
Nước thải từ hai công đoạn rửa nguyên liệu củ sắn và tách tinh bột chứa nhiều tạp chất nhất gây ảnh hưởng đến môi trường.
Tổng lượng nước thải sản xuất tinh bột sắn không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, máy móc, số lượng nguyên liệu cho mỗi lần chế biến. Trung bình lượng nước thải phát sinh từ 1 tấn củ sắn dao động từ 13 đến 18 m3.
Nước thải chế biến tinh bột sắn xuất phát từ nhiều công đoạn
Thành phần của nước thải tinh bột sắn
Thành phần của nước thải chế biến sắn sau quá trình chế biến chứa nhiều chất độc hại như:
+ Chất hữu cơ với nồng độ cao
+ Chất rắn lơ lửng hàm lượng cao, gồm các hạt đất cát, bùn, cặn tinh bột,.. dao động 1.150-2.000mg/L
+ Chất dinh dưỡng chứa Nitơ, Photpho mức cao
+ Đặc biệt là có chứa Cyanua (CN-) - một loại acid độc hại gây hại cho con người.
Nước thải sản xuất tinh bột sắn có mùi hôi chua đặc trưng sau giai đoạn nghiền và tách tinh bột. Độ pH trung tính ở mức 6-7 và có khả năng phân hủy sinh học cao.
Các thành phần có trong nước thải tinh bột sắn
Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải tinh bột sắn gây tác động trực tiếp tới môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: Nước mặt và nước ngầm sẽ bị nhiễm các chất hữu cơ độc hại có trong nước thải. Hệ sinh thái và sức khỏe con người cũng từ đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Ô nhiễm đất: Chất lượng sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng.
Những khu dân cư gần với khu vực chế biến tinh bột sắn sẽ thường xuyên phải nghe mùi hôi thối từ nhà máy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Quy định về tiêu chuẩn xả thải nước thải tinh bột sắn
Quy định về tiêu chuẩn xả thải nước thải tinh bột sắn được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn QCVN 63:2017/BTNMT. Quy định này có đề cập đến các yêu cầu thông số cho nước thải đầu ra áp dụng cho nước thải tinh bột sắn.
Các công nghệ được áp dụng xử lý nước thải tinh bột sắn
Công nghệ xử lý sinh học
Với công nghệ xử lý sinh học, các vi sinh vật được sử dụng để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Nhờ quá trình đó, các chất ô nhiễm được chuyển hóa, nước thải được làm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Công nghệ xử lý hóa lý
Xử lý nước thải chế biến bột sắn bằng công nghệ xử lý hóa lý là phương pháp sử dụng các quá trình hóa học và vật lý để loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Một số phương pháp trong công nghệ xử lý hóa lý bao gồm: keo tụ lắng đọng, lọc, trao đổi ion.
Công nghệ xử lý nước thải chế biến sắn phải đạt chuẩn
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn
Ta có sơ đồ quy trình tổng quát cho các bước xử lý nước thải chế biến bột sắn tại các nhà máy, cơ sở như sau:
Quy trình xử lý nước thải tinh bột sắn đạt chuẩn 2024
Nước thải được thu gom và đi qua “Song chắn rác” để tách vỏ và các chất rắn có kích thước lớn. Tiếp theo nước sẽ đi qua bể lắng cát để tiếp tục lọc hàm lượng cát đáng kể. Do củ sắn được nhổ từ dưới đất nên lượng đất cát tồn đọng rất lớn và cần được làm sạch. Phần cát được lắng sẽ được chuyển sang sân phơi cát.
Nước thải tiếp tục được dẫn sang sau “Bể điều hòa”. Tại đây, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm được xử lý khá hiệu quả. Sau đó, nước thải sẽ được điều chỉnh độ pH tại bể tiếp theo.
Đến “Bể keo tụ tạo bông”, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Lúc này các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể, sau đó chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước lớn hơn. Nhớ đó mà quá trình lắng ở bể cũng thuận lợi hơn.
Hỗn hợp nước thải cùng với bông cặn vừa rồi sẽ tạo thành bông và tiếp tục chảy sang “Bể lắng 1”.
Tại bể lắng đầu tiên, phần lớn hàm lượng SS và một phần BOD, COD được xử lý sơ bộ. Sau đó, nước thải tiếp tục được dẫn sang bể xử lý kỵ khí UASB tiếp theo. Lúc này, có khoảng 75% COD và BOD được xử lý.
Sau khi xử lý yếm khí, nước thải được dẫn vào “Bể Aerotank” để xử lý triệt để chất hữu cơ còn tồn đọng lại. Tại bể này, các vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải chế biến sắn.
Nước thải được đưa đến “Bể lắng 2” để phân tách nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn một phần về bể Aerotank, bùn dư được bơm vào bể chứa bùn để xử lý.
Nước thải sau đó được đưa đến “Hồ tùy nghi” kết thúc quá trình xử lý. Lúc này, hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn xử lý đạt “QCVN 63:2017/BTNMT_”
Với một quy trình bài bản như trên, nước thải tinh bột sắn đã đạt chuẩn để xả ra môi trường, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đây chính là giai đoạn quan trọng tại bất kỳ nhà máy chế biến tinh bột sắn nào.
Đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải uy tín
Greenworld là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp xử lý nước thải, cung cấp nước và xử lý khí thải với công nghệ tiên tiến hàng đầu Việt Nam. Greenworld tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này với các dịch vụ chuyên nghiệp:
+ Thiết kế và thi công (EPC) các dự án xử lý môi trường
+ Cung cấp, vận hành, bảo trì các thiết bị xử lý môi trường
+ Gia công các thiết bị theo yêu cầu
+ Tư vấn môi trường, vận hành và bảo trì các hệ thống xử lý nước thải.
Nói về xử lý nước thải tinh bột sắn, Greenworld đã hoàn thành xong dự án hợp tác xử lý nước thải tinh bột sắn cho nhà máy Fococev vào năm 2015 giúp nhà máy tối ưu kịp thời quy trình tiên tiến. Greenworld sử dụng công thức quy trình mới nhất để nhà máy có thể sở hữu công nghệ hiện đại bậc nhất nhưng giá thành lại vô cùng ưu đãi. Đây là một trong những nhà máy chế biến tinh bột sắn lớn nhất khu vực Tây Bắc.
Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh tay kết nối với Greenworld để được tư vấn và nhận ưu đãi ngay hôm nay tại hotline (028) 38982224 hoặc email gw54@greenworld.vn. Đội ngũ Greenworld đã sẵn sàng để phục vụ quý khách hàng mọi lúc mọi nơi!
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong nguồn gốc, quy trình cũng như quá trình xử lý nước thải tinh bột sắn đạt chuẩn theo quy định hiện nay. Đừng quên chia sẻ bài viết rộng rãi để quy trình này được phổ biến hơn nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết hôm nay tại Greenworld, hẹn gặp bạn ở những nội dung hữu ích tiếp theo nhé.
Tác giả: Thanh
Tin xem nhiều
Giải pháp xử lý nước thải mực in hiệu quả
Xử lý nước thải thuộc da: giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
Vi sinh xử lý nước thải: nguyên lý, các loại thường dùng
Giải pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả cho doanh nghiệp
Giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả - Greenworld
Greenworld - Công ty xử lý nước thải công nghiệp uy tín hàng đầu
Những tin mới hơn Bài viết liên quan
Liên hệ
Liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình