Công nghệ lọc RO

Thứ ba - 09/07/2024 06:31

Hiện tại, công nghệ lọc RO được đánh giá là giải pháp hàng đầu để tạo ra nguồn nước siêu tinh khiết. Bài viết này, GreenWorld sẽ giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các ứng dụng thực tế của công nghệ RO.

Công nghệ lọc RO là gì?

Công nghệ RO (Reverse Osmosis) là một phương pháp lọc nước sử dụng màng lọc siêu nhỏ với kích thước khe lọc chỉ 0,0001 micromet, giúp loại bỏ cặn bẩn, tạp chất, vi khuẩn và các chất hòa tan trong nước. Quá trình này dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược, trong đó nước được đẩy qua màng lọc dưới áp suất cao, giữ lại các tạp chất và cho phép nước tinh khiết đi qua. Công nghệ này loại bỏ 95 – 99% của tất cả các khoáng chất và hóa chất (chất rắn hòa tan trong nước).

Ngoài ra, Màng lọc thẩm thấu ngược (Reverse osmosis membrane) được làm vật liệu đặc biệt, hoạt động theo một nguyên lý riêng giúp không chỉ loại bỏ các phần tử rất nhỏ, mà còn loại hết các chất độc hại gây ung thư và mùi vị của nước.

Tính tới thời điểm hiện tại, RO được xem là công nghệ cao nhất trong ngành lọc nước. Vì vậy, đối với các nhà máy yêu cầu nguồn nước đạt tiêu chuẩn cao, công nghệ RO là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Cấu tạo hệ thống lọc RO

Các màng RO bao gồm nhiều lớp mỏng hoặc các tấm phin được gắn chặt, cuộn lại với nhau và trong một cấu hình dạng xoắn ốc quanh một bồn tắm bằng nhựa. Các vật liệu của màng lọc là cơ cấu “nửa thấm” nó cho phép phân tử nước đi qua và ngăn chặn các thành phần phân tử khác tồn tại trong nước (ví dụ: khoáng chất hóa học ô nhiễm). 

Khi các nguồn cấp vượt qua dòng nước trên bề mặt của các màng (phải duy trì đủ áp lực lọc của màng), các phân tử nước xâm nhập ngang theo bề mặt lớp màng, xung quanh bề mặt xoắn ốc. Đồng thời dồn các chất ô nhiễm lại và tự rửa từ bề mặt của các lớp màng đẩy các chất ô nhiễm ra khỏi hệ thống.

Bạn cần lưu ý, trước khi nước đi qua màng RO, cần trải qua các bước tiền xử lý như lọc thô và lọc than hoạt tính để loại bỏ các tạp chất lớn, bảo vệ màng khỏi tắc nghẽn và kéo dài tuổi thọ.

Cấu tạo công nghệ lọc RO

Công nghệ lọc RO tạo ra nguồn nước tinh khiết

Ứng dụng của công nghệ lọc RO

Hiện nay công nghệ RO được áp dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của công nghệ RO.

Lọc nước đóng bình, đóng chai

Hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO được sử dụng trong sản xuất các loại nước đóng bình, đóng chai mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Các màng lọc sẽ loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật, các tạp chất có hại để tạo ra nguồn nước có độ tinh khiết cao.

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi mức độ an toàn vệ sinh rất cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người hằng ngày. Do đó, công nghệ RO được áp dụng để lọc nước cho các quy trình chế biến các sản phẩm nước giải khát, bia, rượu, chế biến sữa và các sản phẩm đóng hộp.

Ứng dụng trong y tế

Nguồn nước trong ngành y tế đòi hỏi độ tinh khiết rất cao, nước siêu tinh khiết sau khi lọc qua hệ thống RO được sử dụng trong chế biến các loại thuốc, biệt dược, rửa vết thương,...

Ứng dụng trong công nghệ rửa xe

Nước được xử lý thẩm thấu ngược dùng trong rửa xe sẽ giúp xe bóng loáng hơn, ngăn chặn nước đốm trên xe. Bên cạnh đó, nước lọc RO còn giúp giảm nhu cầu về các thiết bị xe khô như máy thổi khí.

Xử lý khử muối biển

Ở một số vùng nước mặn, nước lợ, công nghệ RO được sử dụng để khử lượng muối có trong nước, tạo ra nguồn nước ngọt và tinh khiết cho người dân.

Ưu và nhược điểm của công nghệ lọc RO

Công nghệ RO có những ưu điểm vượt trội trong việc tạo ra nguồn nước sạch tinh khiết, đồng thời cũng có những nhược điểm.

Ưu điểm của công nghệ RO

  • Màng lọc siêu nhỏ (có kích thước 0,0001 micro) giúp loại bỏ phần lớn các phân tử không phải nước, tạo ra nguồn nước hoàn toàn tinh khiết.

  • Nước sau khi lọc có thể dùng uống trực tiếp, đảm bảo độ ngọt và vô trùng.

  • Sử dụng phù hợp cho nhiều nguồn nước từ giếng khoan, nước máy, nước sông, nước lợ,...

Nhược điểm công nghệ lọc RO

  • Sau khi lọc thường không giữ lại các khoáng chất có lợi như canxi, magie,...

  • Cấn áp lực lớn để đẩy nước qua màng lọc, do đó cần sử dụng điện, đôi khi gây ra các hiện tượng như chập điện, rò rỉ điện, tiêu hao và không an toàn cho người dùng.

  • Công nghệ này có tạo ra nguồn nước thải khá lớn từ 40 - 60%, có thể gây lãng phí nước

Các yếu tố cần lưu ý khi triển khai công nghệ RO

Để đảm bảo hệ thống lọc nước RO công nghiệp hoạt động hiệu quả và bền bỉ, cần chú ý một số yếu tố quan trọng:

  • Chọn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, tùy theo quy mô lớn hay nhỏ mà nên chọn máy có công suất phù hợp để tiết kiệm chi phí lắp đặt và vận hành.

  • Khảo sát vị trí trước khi lắp đặt, cần đảm bảo yếu tố thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Trước khi lắp đặt, cần kiểm tra tình trạng máy có bị lỗi gì hay không, đặc biệt là các ốc nút kết nối để tránh tình trạng rò rỉ nước, giảm thiểu chi phí sửa chữa.

  • Lựa chọn địa chỉ lắp đặt uy tín, đảm bảo sản phẩm có giấy tờ chứng nhận đầy đủ và quy trình lắp đặt chính xác để máy hoạt động hiệu quả.

 

một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống RO

Lưu ý khi lắp đặt hệ thống RO

Với những ưu điểm vượt trội trong việc tạo ra nguồn nước tinh khiết, hệ thống lọc RO chính là giải pháp lý tưởng cho nhu cầu sử dụng nước trong gia đình và công nghiệp. Nếu bạn băn khoăn không biết lựa chọn đơn vị thi công nào thì có thể tham khảo GreenWorld. GreenWorld là một công ty xử lý môi trường với hơn 17 năm kinh nghiệm sẽ mang lại cho bạn những giải pháp xử lý nước hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với GreenWorld để được tư vấn chi tiết về hệ thống lọc nước RO bạn nhé!

Tác giả: admin

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình

Bạn cần tư vấn báo giá!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây