Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xin giấy phép môi trường


Giấy phép môi trường

Thứ tư - 17/07/2024 04:28

Giấy phép môi trường được coi là một sự quản lý thống nhất và mang tính pháp lý đối với việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của các dự án trong giai đoạn triển khai (xây dựng, vận hành...), vận hành thí điểm, vận hành thương mại) và vận hành các cơ sở sản xuất, vận hành, dịch vụ, dụng cụ. Do đó, tầm quan trọng của nó đối với môi trường là rất lớn. Vì vậy, trong trường hợp pháp luật quy định thì phải xin giấy phép về môi trường để đảm bảo việc sản xuất, vận hành và xây dựng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Vì vậy, để nắm rõ thông tin về loại hồ sơ này, xin mời cùng Greenworld sơ lược các thông tin như sau:

1. Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

2. Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:

- Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

3. Thời hạn của giấy phép môi trường

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

(Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

4. Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp giấy phép môi trường

4.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;

Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

(Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

 

Tác giả: Thạch bình

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình

Bạn cần tư vấn báo giá!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây